Xét nghiệm giang mai như thế nào, sau bao lâu thì chính xác?
Xét nghiệm chẩn đoán bệnh giang mai như thế nào, nên thực hiện sau bao lâu kể từ thời gian bị phơi nhiễm để cho kết quả chỉnh xác nhất? Hiện nay, tại hầu hết các cơ sở y tế uy tín đều có dịch vụ xét nghiệm cho những bệnh nhân nghi ngờ mắc bệnh giang mai. Trong nội dung bài viết này, các bác sĩ Phòng khám Thái Hà sẽ chia sẻ những thông tin liên quan đến các phương pháp xét nghiệm giang mai, khi nào cần xét nghiệm, và xét nghiệm sau bao lâu thì có kết quả chính xác.
Tham khảo thêm:
- Khám bệnh giang mai ở đâu uy tín tại Hà Nội
- Phương pháp điều trị giang mai hiệu quả nhất hiện nay
- Các bệnh xã hội phổ biến và triệu chứng nhận biết
Xét nghiệm giang mai khi nào?
Bệnh giang mai là căn bệnh xã hội nguy hiểm, lây truyền chủ yếu qua đường tình dục. Bệnh do vi khuẩn Treponema Pallidum gây ra, thường gây ra các vết loét ở bộ phận sinh dục, có hình xoắn lò xo gọi là xoắn khuẩn giang mai.
Theo các bác sĩ chuyên khoa, bệnh nhân cần nhanh chóng đi làm xét nghiệm bệnh giang mai khi cơ thể có những biểu hiện, dấu hiệu bất thường như:
- Sau khi tiếp xúc với mầm bệnh, xuất hiện các vết loét nông, không đau, không ngứa, có màu đỏ, không có mủ, bờ mượt tại các vị trí như dương vật, quy đầu, âm đạo, trực tràng, hậu môn…
- Các vết loét này xuất hiện trong vài tuần rồi tự biến mất dù không được điều trị.
- Có các nốt ban, nốt sần có màu hồng (thường gọi là đào ban), không nổi cao ở bề mặt da, ấn vào thì mất đi khiến nhiều người lầm tưởng mình chỉ bị các bệnh về da thông thường.
- Một số trường hợp cũng có các nốt phỏng nước, vết loét da, niêm mạc với nhiều kích thước khác nhau.
- Cơ thể mệt mỏi, đau họng, đau nhức xương khớp, chán ăn, sụt cân, sốt, ớn lạnh, rụng tóc, đau đầu, nổi nhiều hạch…
Không chỉ đối với bệnh giang mai mà với bất kỳ bệnh lý nào cũng vậy, bệnh nhân cũng cần chú ý đi làm xét nghiệm ngay. Cụ thể thì ngay khi nhận thấy các dấu hiệu của bệnh giang mai kể trên hoặc bất kỳ biểu hiện bất thường nào đó, bệnh nhân cần chủ động tới các cơ sở y tế uy tín để làm xét nghiệm.
Lời khuyên của bác sĩ:
Các bác sĩ khám bệnh xã hội ở Hà Nội cho biết, bệnh giang mai có thời gian tương đối dài. Và trong thời gian ủ bệnh giang mai thì rất ít bệnh nhân có các biểu hiện nên việc thăm khám, làm xét nghiệm là cực kỳ quan trọng.
Nếu bệnh nhân chủ quan không đi làm xét nghiệm bệnh giang mai thì sẽ phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm như phình động mạch, động kinh, ảo giác, trầm cảm, rối loạn trí nhớ, bại liệt, viêm màng xương…
Chính vì vậy, việc xét nghiệm giang mai sẽ giúp phát hiện và đưa ra phương pháp điều trị thích hợp. Bệnh nhân khi đó sẽ tránh được các biến chứng nguy hiểm do xoắn khuẩn giang mai gây ra.
Các phương pháp xét nghiệm chẩn đoán giang mai như thế nào
Hiện nay, với sự phát triển của y học thì bệnh giang mai có thể được chẩn đoán bằng cách làm xét nghiệm. Cụ thể thì có những phương pháp xét nghiệm bệnh giang mai sau:
Phương pháp soi trên kính hiển vi nền đen
Ở những trường hợp mới mắc bệnh giang mai, do xoắn khuẩn giang mai chưa xâm nhập vào cơ thể và cơ thể cũng chưa thể tạo ra kháng thể chống lại mầm bệnh, các bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp này để chẩn đoán bệnh giang mai ở bệnh nhân. Tuy nhiên thì ở giai đoạn này do chưa có biểu hiện rõ ràng nên khá khó để chẩn đoán bệnh.
Các bác sĩ sẽ lấy mẫu từ các vết loét ở niêm mạc, da hoặc lấy dịch niệu đạo ở nam giới và dịch âm đạo ở nữ giới đem soi trên kính hiển vi nền đen để quan sát, phân tích cụ thể. Hoặc bác sĩ cũng có thể lấy các mẫu bệnh phẩm này đem nhuộm thấm bạc Fontana Tribondeau nhằm tìm ra xoắn khuẩn gây bệnh giang mai.
Nếu nhận thấy có xoắn khuẩn giang mai dạng lò xo di động có trong bệnh phẩm thì có thể thấy người bệnh mắc phải bệnh giang mai.
Xét nghiệm giang mai VDRL
Phương pháp VDRL – viết tắt của Venereal Disease Research Laboratory là một phương pháp tìm kháng thể giang mai có trong cơ thể bệnh nhân. Phương pháp này được đánh giá là có độ hiệu quả, an toàn cao, giúp chẩn đoán bệnh giang mai cùng các bệnh lây qua đường tình dục khác.
Bên cạnh đó, phương pháp này cũng được áp dụng cho những thai phụ nghi ngờ có biểu hiện của bệnh giang mai để tầm soát, đưa ra phương pháp điều trị thích hợp nhằm đảm bảo an toàn cho thai nhi.
Xét nghiệm VDRL chủ yếu sử dụng Cardiolipin – một loại kháng nguyên được sản xuất từ tim bò nhằm phát hiện ra kháng thể lipid hoặc gọi là reagin có trong huyết thanh. Thực hiện xét nghiệm này giúp kiểm tra các kháng thể có trong cơ thể của bệnh nhân tạo ra nhằm đáp ứng với kháng nguyên.
Các bác sĩ sẽ thực hiện phương pháp VDRL bằng cách lấy máu từ các tĩnh mạch tay như khuỷu tay, cổ tay, bàn tay rồi đem vào phòng xét nghiệm để kiểm tra rồi đưa ra kết quả chẩn đoán bệnh.
Quy trình xét nghiệm VDRL được thực hiện như sau:
Bước 1:
Bước đầu tiên, các nhân viên y tế sẽ sát trùng khu vực lấy máu bằng cồn y tế, sau đó dùng kim tiêm để lấy máu ở cổ tay, khuỷu tay của bệnh nhân rồi cho vào ống nghiệm. Mẫu máu sau đó sẽ được đưa đến phòng xét nghiệm để các nhân viên thực hiện kiểm tra, đánh giá.
Bước 2:
Ở bước này, các nhân viên sẽ lấy 0,05ml máu của bệnh nhân cho vào làm phản ứng của tâm plate thủy tinh. Sau đó cho 1 giọt antigen vào và trộn đều, tiếp theo lắc tròn ở máy lắng 180 vòng/phút. Cần lắc trong khoảng 4 phút, sau đó lấy ra đọc kết quả xét nghiệm.
Bước 3:
Đây là bước đọc kết quả xét nghiệm của phương pháp VDRL.
Nếu kết quả xét nghiệm thấy kết tủa giống như bông sẽ là phản ứng dương tính (+), tức là người bệnh mắc bệnh giang mai. Ngược lại, kết quả là âm tính (-) thì bệnh nhân không bị nhiễm bệnh.
Trong một số trường hợp có thể cho kết quả âm tính giả, khi đó các bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân làm thêm các xét nghiệm khác tùy vào từng trường hợp.
Xét nghiệm máu giang mai RPR
Xét nghiệm RPR (Rapid Plasma Reagin) là một loại xét nghiệm nhằm kiểm tra máu của bệnh nhân khi nghi ngờ mắc bệnh giang mai. Phương pháp này giúp sàng lọc các kháng thể chống lại xoắn khuẩn giang mai một cách hiệu quả, chính xác nhất.
Thường thì phương pháp sàng lọc RPR sẽ được thực hiện cho những trường hợp mắc bệnh giang mai ở giai đoạn 2, 3 bởi cho kết quả chính xác tuyệt đối. Còn đối với những bệnh nhân đang mắc bệnh giang mai ở giai đoạn đầu thì kết quả trả về có thể là âm tính giả.
Quy trình thực hiện xét nghiệm RPR diễn ra như sau:
Bước 1:
Các thông tin của bệnh nhân sẽ được dán cẩn thận lên các thẻ RPR nhằm tránh sự nhầm lẫn.
Bước 2:
Tiếp theo, bác sĩ sẽ lấy khoảng 2ml máu ở tĩnh mạch của người bệnh rồi cho rơi tự do khoảng 0,5ml máu của bệnh nhân ở vòng tròn trên thẻ thử nghiệm.
Bước 3:
Bác sĩ sẽ lặp lại cách xét nghiệm vừa rồi và sử dụng thêm một bộ kiểm tra mới để cho kết quả chính xác. Sau đó cần trải đầy đủ các mẫu máu ở các vòng tròn.
Bước 4:
Sau khi có các mẫu, bác sĩ sẽ nhỏ một giọt huyền phù chứa kháng nguyên vào từng khu vực mẫu rồi đọc kết quả.
Nếu kết quả của xét nghiệm phản ứng sàng lọc RPR là âm tính (-) thì bạn không mắc bệnh giang mai. Còn nếu cho kết quả là dương tính (+) thì có thể bạn đã bị nhiễm bệnh giang mai.
Đối với những trường hợp mắc phải các bệnh khác như thận hư, sốt rét, nhiễm mỡ hoặc ở những người đang mang thai trên 7 tháng có thể sẽ cho kết quả dương tính giả. Bác sĩ sẽ tiến hành làm xét nghiệm này 2 lần để cho kết quả chính xác hơn.
Đối với những trường hợp cho kết quả không khả quan, các bác sĩ sẽ xem xét rồi tiến hành làm thêm các xét nghiệm khác như xét nghiệm TPHA, Syphilis.
Xét nghiệm kháng thể đặc hiệu TPHA
TPHA (tên tiếng anh là Treponema Pallidum Hemagglutination Assay) là một phương pháp chẩn đoán bệnh giang mai có độ hiệu quả, chính xác khá cao.
Phương pháp này hoạt động dựa vào phản ứng ngưng kết hồng cầu thụ động, từ đó giúp phát hiện ra các kháng thể đặc hiệu chống lại xoắn khuẩn giang mai, điển hình là IgG và IgM trong huyết thanh hoặc dịch não tủy của người bệnh.
Xét nghiệm kháng thể đặc hiệu TPHA được thực hiện tại cơ sở y tế uy tín, có đầy đủ các trang thiết bị hiện đại, đặc biệt là phải có bộ Kit xét nghiệm chuyên dụng dùng trong y tế cùng đội ngũ cán bộ, nhân viên có đủ năng lực, trình độ chuyên môn.
Mẫu huyết thanh ở cánh tay của bệnh nhân sau khi được lấy sẽ đưa đến phòng thí nghiệm để các bác sĩ tiến hành thực hiện xét nghiệm. Hiện nay, phương pháp TPHA có 2 xét nghiệm chẩn đoán bệnh giang mai phổ biến đó là:
+ Xét nghiệm TPHA định tính
Là phương pháp sử dụng chất dẫn TPHA dựa trên định tính nhằm xác định xem người đó âm tính hay dương tính với bệnh giang mai. Phương pháp này mang lại kết quả chẩn đoán bệnh giang mai khá nhanh chóng, chính xác.
Cách thực hiện phương pháp xét nghiệm TPHA định tính bao gồm các bước sau:
- Bước 1: Cần tiến hành pha loãng huyết thanh theo đúng tỷ lệ sẵn có, sau đó nhỏ dung dịch không gắn kháng nguyên vào một ống nghiệm.
- Bước 2: Tiếp theo cần nhỏ dung dịch có gắn kháng nguyên Test Cell vào. Lắc nhẹ phiến nhựa hoặc sử dụng máy phân tích rung ở tốc độ nhất định trong khoảng 5 phút.
- Bước 3: Đậy khay lại và để nguyên với nhiệt độ từ 45 – 60 phút sẽ nhận được kết quả.
Đối với xét nghiệm TPHA định tính: Nếu kết quả là dương tính (+) thì có thể bệnh nhân mắc bệnh giang mai, còn nếu kết quả là âm tính (-) thì có nghĩa là bệnh nhân không bị giang mai.
+ Xét nghiệm TPHA định lượng
Phương pháp này là xét nghiệm ngưng kết hồng cầu thụ động, được thực hiện đối với những trường hợp có kết quả TPHA định tính dương tính. Khi thực hiện sẽ giúp chẩn đoán và phát hiện nhanh chóng kháng thể chống lại xoắn khuẩn giang mai.
Cách thực hiện phương pháp xét nghiệm TPHA định lượng bao gồm các bước sau:
- Bước 1: Pha loãng huyết thanh theo đúng tỷ lệ đã quy định rồi đem vào phòng xét nghiệm với nhiệt độ từ 25 – 30 độ C.
- Bước 2: Lấy một lượng huyết thanh nhất định cùng chất pha loãng rồi trộn đều lại.
- Bước 3: Lấy chất pha loãng với huyết thanh rồi lắc trộn các dung dịch lại với nhau. Để nguyên mẫu dung dịch trong khoảng từ 45 – 60 phút rồi nhận kết quả.
Dựa vào kết quả xét nghiệm sẽ có chẩn đoán bệnh giang mai chính xác.
Xét nghiệm dịch não tủy
Là phương pháp chỉ định cho những trường hợp mắc bệnh giang mai ở giai đoạn cuối, lúc này xoắn khuẩn giang mai đã tấn công vào hệ thần kinh trung ương. Ở giai đoạn này xoắn khuẩn đã gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Bác sĩ sẽ tiến hành lấy dịch não tủy của người bệnh bằng thiết bị y tế chuyên dụng rồi đem đi kiểm tra để xem có xoắn khuẩn gây bệnh giang mai trong não tủy hay không.
Xét nghiệm nước ối
Một phương pháp giúp chẩn đoán bệnh giang mai cho phụ nữ mang thai đó là xét nghiệm nước ối. Mẫu nước ối của thai phụ sẽ được đưa đi kiểm tra bằng kháng thể IgM để sàng lọc xem xoắn khuẩn giang mai có trong nước ối hay chưa.
Ngoài ra thì còn khá nhiều phương pháp chẩn đoán bệnh giang mai khác như xét nghiệm FTA – ABS, chẩn đoán sàng lọc bệnh giang mai, Test chẩn đoán nhanh giang mai (Syphilis)… Bệnh nhân khi đi thăm khám, tùy vào từng trường hợp mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp xét nghiệm thích hợp.
Chú ý, để kết quả xét nghiệm giang mai thu về nhanh chóng, có tính hiệu quả thì bệnh nhân nên lựa chọn địa chỉ làm xét nghiệm uy tín, có đội ngũ bác sĩ giỏi, máy móc, trang thiết bị y tế hiện đại, dịch vụ y tế chất lượng.
Xét nghiệm giang mai sau bao lâu thì chính xác?
Bệnh giang mai là bệnh có thời gian ủ bệnh tương đối dài, dao động từ 3 cho đến 90 ngày, thông thường là 21 ngày tùy vào cơ địa của từng người. Trong thời gian ủ bệnh, bệnh nhân sẽ không có biểu hiện, dấu hiệu điển hình và việc xét nghiệm có thể cũng cho kết quả âm tính.
Vậy “Xét nghiệm giang mai sau bao lâu thì chính xác?”, các bác sĩ chuyên khoa cho biết: Có khá nhiều phương pháp xét nghiệm bệnh giang mai, tùy vào từng trường hợp bệnh sẽ có các phương pháp khác nhau, độ chính xác cũng khác nhau. Nói chung, để kết quả chẩn đoán giang mai có độ chính xác, hiệu quả thì bệnh nhân nên chủ động đi xét nghiệm khi nhận thấy các triệu chứng bất thường của bệnh (sau thời gian ủ bệnh, thường là khoảng 3 tuần).
Vì vậy, bệnh nhân nên đi làm xét nghiệm bệnh giang mai nhằm giúp chẩn đoán bệnh diễn ra nhanh chóng, chính xác. Việc phát hiện bệnh sớm sẽ giúp có hiệu quả khi tiến hành điều trị và để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Bên cạnh đó, độ chính xác của kết quả làm xét nghiệm giang mai cũng phụ thuộc vào địa chỉ xét nghiệm, trình độ của bác sĩ thực hiện, hệ thống cơ sở vật chất, dịch vụ y tế…
Nếu bệnh nhân chưa biết nên xét nghiệm giang mai ở đâu có thể lựa chọn Phòng khám đa khoa Thái Hà. Đây là một địa chỉ thăm khám, làm xét nghiệm giang mai uy tín, được nhiều người đánh giá cao, trong đó có các chuyên gia y tế. Tại đây có đội ngũ y bác sĩ giỏi lâu năm cùng trang thiết bị hiện đại giúp kết quả xét nghiệm giang mai có độ an toàn, chính xác cao.
Nếu như bệnh nhân vẫn còn băn khoăn không biết xét nghiệm giang mai như thế nào, sau bao lâu thì chính xác thì có thể liên hệ ngay với phòng khám bằng cách gọi tới số 0365.116.117 hoặc nhấp vào khung chat trực tuyến để được tư vấn, giải đáp cụ thể.