Đi tiểu ra máu là bệnh gì, có nguy hiểm không?

Khi nhận thấy có máu trong nước tiểu, rất nhiều người lo sợ, băn khoăn không biết đi tiểu ra máu là bệnh gì, có nguy hiểm không. Theo các bác sĩ chuyên khoa, biểu hiện đi tiểu ra máu là một dấu hiệu mà mọi người không nên chủ quan, hãy đi thăm khám, kiểm tra ngay.

Đi tiểu/đái ra máu là như thế nào?

Đi tiểu ra máu là tình trạng trong nước tiểu của bệnh nhân có màu đỏ, hồng nhạt hoặc thậm chí là có màu đỏ sẫm. Không chỉ vậy, một số trường hợp còn có biểu hiện đau rát, khó chịu, ngứa ngáy khi đi tiểu… làm ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe.

Hiện tượng này gặp ở mọi đối tượng thuộc mọi lứa tuổi khác nhau. Theo một thống kê cho thấy, có đến hơn 95% các trường hợp đi tiểu ra máu có liên quan đến một vài bệnh lý nguy hiểm.

Người ta chia hiện tượng đi tiểu ra máu thành 2 hình thức chính:

  • Tiểu máu đại thể: Ở hình thức này, có thể quan sát bằng mắt thường các sợi máu có màu đỏ thẫm có trong nước tiểu. Khi bệnh chuyển sang mức độ nặng, có thể thấy máu cục ở trong nước tiểu mỗi lần đi tiểu tiện. Thậm chí một vài trường hợp còn thấy nước tiểu có màu nâu đậm, có kèm lắng cặn.
  • Tiểu máu vi thể: Hầu hết trường hợp này khi quan sát vẫn thấy nước tiểu bình thường, chỉ đến khi tiến hành làm xét nghiệm mới phát hiện bệnh.

Thông thường, hiện tượng đi tiểu ra máu bắt nguồn từ một số nguyên nhân như:

  • Do chị em phụ nữ đến kỳ kinh nguyệt.
  • Do tổn thương sau khi quan hệ tình dục.
  • Ăn các loại đồ ăn chứa phẩm màu như quả mâm xôi, rau dền, dâu tằm…
  • Một số trường hợp do sử dụng một số loại thuốc kháng sinh như thuốc chống viêm không chứa steroid, thuốc chống đông máu…

Để biết chính xác, cụ thể nguyên nhân đi tiểu ra máu thì bệnh nhân cần tới các cơ sở y tế uy tín để thăm khám và làm xét nghiệm.

Đi tiểu/đái ra máu là bệnh gì

Đi tiểu ra máu là bệnh gì?

Các bác sĩ Phòng khám đa khoa Thái Hà cho biết, hiện tượng đi tiểu ra máu không chỉ là do những nguyên nhân trên mà nó còn bắt nguồn từ nguyên nhân bệnh lý. Và khi mắc phải các bệnh lý nào đó về hệ tiết niệu, các bệnh phụ khoa thì nước tiểu của bệnh nhân thường có các dấu hiệu bất thường. Cụ thể thì đi tiểu ra máu là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm sau:

Viêm đường tiết niệu

Viêm đường tiết niệu (tên gọi khác là nhiễm trùng đường tiết niệu) là tình trạng nhiễm khuẩn xảy ra ở đường tiết niệu do các loại vi khuẩn, chủ yếu là do vi khuẩn E. Coli gây ra.

Nguyên nhân chính gây ra bệnh là do việc vệ sinh bộ phận sinh dục không đảm bảo, lười vệ sinh, lười uống nước, nhịn tiểu khi buồn… khiến các tác nhân có hại dễ dàng tấn công vào gây viêm nhiễm, nhiễm trùng ở đường tiết niệu.

Tình trạng nhiễm trùng ở đường tiết niệu khiến bệnh nhân cảm thấy đi tiểu buốt, khó chịu, nước tiểu có lẫn mủ máu kèm cảm giác đau ở vùng bụng dưới, đau vùng thắt lưng, thậm chí là đau ở bên mạn sườn, sốt cao, buồn nôn, ớn lạnh.

Sỏi thận

Một trong những bệnh lý có biểu hiện đi tiểu ra máu là bệnh sỏi thận, đây là bệnh lý thường gặp nhất trong các bệnh lý về thận. Tình trạng có sỏi có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào ở đường tiết niệu như bàng quang, niệu quản, thận, niệu đạo.

Bệnh sỏi thận chủ yếu hình thành do các chất cặn có trong nước tiểu tích tụ, đọng lại ở thận hoặc bàng quang lâu ngày tạo thành một khối rắn, cứng gọi là sỏi. Viên sỏi khi có kích thước nhỏ thường khá khó để nhận biết, khi có kích thước lớn lại gây ra rất nhiều hậu quả nghiêm trọng.

Các biểu hiện của bệnh sỏi thận bao gồm:

  • Xuất hiện các cơn đau ở vùng lưng, cơn đau có thể lan xuống vùng bụng dưới, lan sang mạn sườn, thậm chí là đau ở cơ quan sinh dục, bẹn, đau buốt khi đi tiểu.
  • Các viên sỏi đạt tới kích thước lớn khi di chuyển theo nước tiểu thường cọ xát khiến khu vực này bị tổn thương, dẫn đến chảy máu mỗi khi bệnh nhân đi tiểu.
  • Bệnh nhân thường xuyên đi tiểu nhiều lần, lượng nước tiểu ra ít, tiểu bí.
  • Ngoài ra, sỏi thận còn gây ra các triệu chứng khác như buồn nôn, ớn lạnh, sốt, nôn…

Ung thư thận

Đi tiểu ra máu là bệnh gì? Hiện tượng này cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh nhân mắc phải bệnh ung thư thận. Theo nghiên cứu, có đến 70% số người bị ung thư thận có biểu hiện đi tiểu ra máu.

Ung thư thận là một loại ung thư xuất hiện ở thận, là loại ung thư có tỷ lệ tử vong cao nhất trong các loại bệnh về đường tiết niệu. Bệnh xảy ra khi các tế bào phát triển một cách bất thường, mất kiểm soát và hình thành nên khối u ở thận.

Khi bị ung thư thận, bệnh nhân thường thấy có máu khi đi tiểu, có cảm giác đau âm ỉ vùng thắt lưng và vùng hông, người mệt mỏi, chán ăn, khó tiêu hóa, bụng căng trướng, sút cân đột ngột, hoa mắt, chóng mặt…

Bệnh nếu được phát hiện và chữa trị kịp thời thì có thể chữa trị. Nhưng nếu chủ quan, điều trị chậm trễ thì lại dẫn đến rất nhiều hậu quả nghiêm trọng cho người mắc phải, thậm chí là dẫn tới tử vong.

Viêm bàng quang

Viêm bàng quang là tình trạng nhiễm trùng xảy ra ở bàng quang, chủ yếu do vi khuẩn gây ra. Bệnh chiếm đến hơn 50% các trường hợp, nếu không chữa trị dứt điểm, bệnh dễ tái phát lại nhiều lần.

Nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh là do vi khuẩn Escherichia coli (E. coli) đi bám vào thành bàng quang rồi sinh sôi, phát triển. Ngoài ra, bệnh cũng hình thành do việc sử dụng một số loại thuốc, người điều trị bức xạ vùng chậu…

Dấu hiệu của bệnh viêm bàng quang khá dễ để nhận biết:

  • Đi tiểu ra máu, nước tiểu có mùi hôi khó chịu. Lượng nước tiểu ra ít.
  • Nóng rát khi tiểu, tiểu đau, đi tiểu nhiều lần trong ngày, tiểu gấp.
  • Đau ở vùng bụng dưới, đau vùng lưng.
  • Người mệt mỏi, sốt, chán ăn…

Nếu không chữa trị kịp thời, bệnh viêm bàng quang sẽ chuyển sang mức độ nặng, gây ra nhiều phiền phức cho bệnh nhân. Tình trạng viêm nhiễm có thể lan ngược dòng gây viêm thận, nhiễm trùng huyết, suy thận… ảnh hưởng tới sức khỏe, thậm chí là đe dọa đến tính mạng.

Phì đại tuyến tiền liệt

Đây cũng là bệnh lý có biểu hiện đi tiểu ra máu, thường gặp ở nam giới bởi chỉ có nam giới mới có tuyến tiền liệt. Bệnh xảy ra khi các tế bào tuyến tăng sinh một cách bất thường khiến niệu đạo bị chèn ép, gây khó khăn khi bệnh nhân đi tiểu.

Chính nguyên nhân này mà bàng quang của bệnh nhân phải liên tục co bóp để giải phóng nước tiểu khiến niêm mạc bị tổn thương, trầy xước, dẫn đến chảy máu và nam giới thấy trong nước tiểu của mình có lẫn máu đi kèm.

Biểu hiện điển hình của bệnh phì đại tuyến tiền liệt là việc tiểu tiện gặp khó khăn, tiểu rắt, mót tiểu, buồn đi tiểu nhiều lần, dòng nước tiểu nhỏ, yếu, tiểu không hết, số lượng nước tiểu ít, trong nước tiểu có lẫn máu.

Ung thư bàng quang

Đối với bệnh lý này, các tế bào ung thư sẽ tấn công và phát triển một cách bất thường ở đường tiết niệu và tạo thành khối u. Theo nghiên cứu, loại ung thư này có thể tấn công vào các hạch bạch huyết hoặc ở bất kỳ cơ quan nào qua đường máu.

Bệnh ung thư bàng quang ở giai đoạn đầu thường không có biểu hiện rõ ràng nên rất khó để phát hiện bệnh. Một số trường hợp lại phát hiện ra bệnh khi tiến hành làm xét nghiệm hồng cầu trong nước tiểu.

Người bệnh có thể nhận biết bệnh căn bệnh nguy hiểm này qua những dấu hiệu sau:

  • Thấy có sợi máu đi kèm khi đi tiểu, lượng nước tiểu ra nhiều.
  • Số lần tiểu tiện nhiều hơn so với bình thường, đi tiểu có cảm giác đau rát, khó chịu, vừa đi tiểu xong đã buồn tiểu.
  • Mùi vị thay đổi, chán ăn, ăn không ngon miệng, khô miệng, táo bón, tiêu chảy…
  • Người mệt mỏi, sút cân nhanh.

Viêm lộ tuyến cổ tử cung

Bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung là một trong những bệnh phụ khoa ở nữ giới, xảy ra do các tác nhân có hại như virus, vi khuẩn, nấm, tạp khuẩn… tấn công gây ra tình trạng viêm nhiễm, nhiễm trùng ở bề mặt ngoài cổ tử cung.

Viêm lộ tuyến được chia thành nhiều cấp độ khác nhau tương ứng với các dấu hiệu, triệu chứng riêng. Bệnh nếu không tiến hành chữa trị ngay sẽ gây ra rất nhiều tác hại nghiêm trọng tới sức khỏe, khả năng sinh sản của người bệnh.

Nguyên nhân chính gây ra bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung là do quan hệ tình dục không an toàn, quan hệ với nhiều bạn tình. Ngoài ra, bệnh cũng do một số nguyên nhân khác như lạm dụng các loại dung dịch vệ sinh, mặc quần lót chật chội, nạo phá thai nhiều lần…

Ở mức độ nặng của bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung, bệnh nhân sẽ thấy đi tiểu có máu kèm tiểu buốt, tiểu rắt, đau rát khi đi tiểu, vùng kín ra nhiều khí hư có màu sắc lạ, có mùi hôi khó chịu, ngứa ngáy âm đạo, chảy máu khi quan hệ tình dục, đau vùng bụng dưới, đau vùng chậu…

Các bệnh lây truyền qua đường tình dục

Hầu hết là các bệnh xã hội có liên quan đến việc quan hệ tình dục không an toàn, có thực hiện giao hợp bằng nhiều hình thức khác nhau. Những đối tượng mắc bệnh thường là những người có lối sống tình dục thoáng, có nhiều bạn tình.

Nhóm bệnh này điển hình là các bệnh như chlamydia, bệnh lậu… với các triệu chứng như đi tiểu nhiều lần trong ngày, tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu ra mủ, thậm chí là tiểu ra máu, người mệt mỏi, chán ăn, ớn lạnh, đau nhức vùng bụng dưới, đau vùng thắt lưng, ngứa ngáy ở lỗ niệu đạo…

Các bệnh này nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời, bệnh nhân sẽ phải đối mặt với rất nhiều hậu quả nghiêm trọng. Sinh hoạt, cuộc sống bị đảo lộn và sức khỏe, khả năng bị ảnh hưởng nghiêm trọng, thậm chí là đe dọa đến tính mạng.

Ngoài những bệnh lý trên, đi tiểu ra máu cũng có thể là do các bệnh lý như u bàng quang, các bệnh lý ở niệu đạo, ung thư tuyến tiền liệt, viêm cầu thận cấp… Để biết cụ thể, bệnh nhân nên đi thăm khám, kiểm tra tại các cơ sở y tế uy tín.

Đi tiểu ra máu có nguy hiểm không?

Theo các chuyên gia phòng khám đa khoa Thái Hà, hiện tượng đi tiểu ra máu nếu bắt nguồn từ những nguyên nhân như do đến kỳ kinh, do ăn các loại thực phẩm chứa phẩm màu… và hiện tượng này không có biểu hiện gì lạ thì không đáng lo ngại.

Tuy nhiên, đối với các trường hợp đi tiểu ra máu bắt nguồn từ các bệnh lý thì bệnh nhân không nên chủ quan. Hầu hết những bệnh lý có biểu hiện bất thường, điển hình là đi tiểu ra máu thì đều cực kỳ nguy hiểm đối với sức khỏe.

Tốt nhất, bệnh nhân nên chủ động đi thăm khám, làm xét nghiệm ngay để các bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị thích hợp. Bệnh nhân không nên tự ý mua thuốc về chữa trị khi chưa biết rõ nguyên nhân đi tiểu ra máu là bệnh gì bởi sẽ khiến bệnh chuyển sang mức độ nặng và gây khó khăn khi chữa trị.

Cách điều trị

Bệnh nhân trước khi điều trị sẽ được các bác sĩ kiểm tra, sau đó đưa ra cách điều trị thích hợp đối với từng trường hợp cụ thể. Bệnh nhân cần tuân thủ việc điều trị theo đúng chỉ định, tư vấn của bác sĩ để kết quả chữa trị có hiệu quả.

Điều trị nội khoa

Những trường hợp bệnh ở mức độ nhẹ, bệnh chưa tiến triển nặng thì chủ yếu sử dụng kháng sinh để điều trị. Bệnh nhân sẽ được bác sĩ kê loại thuốc kháng sinh điều trị có tác dụng ức chế, ngăn ngừa sự phát triển của tác nhân gây bệnh, giúp kiểm soát tình trạng bệnh.

Lưu ý, sử dụng thuốc điều trị thuốc chỉ là giải pháp điều trị tạm thời, chỉ áp dụng cho những trường hợp bệnh ở mức độ nhẹ. Vì vậy, bệnh nhân nên tuân thủ việc dùng thuốc và tránh tự ý mua thuốc về chữa trị khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ.

Điều trị ngoại khoa

Thường thì đối với những trường hợp bệnh ở mức độ nặng, việc dùng thuốc điều trị không còn tác dụng, các bác sĩ sẽ phân tích cụ thể và đưa ra phương pháp điều trị thích hợp cho từng trường hợp.

Đối với trường hợp mắc các bệnh về tuyến tiền liệt

Trường hợp này, bệnh nhân sẽ được chỉ định điều trị bằng hệ thống điều trị điện trường. Đây là một phương pháp điều trị hiện đại áp dụng điều trị cho những trường hợp mắc các bệnh về tuyến tiền liệt.

Quá trình điều trị sẽ giúp tiêu diệt nhanh chóng mầm bệnh, từ đó giúp lưu thông, ổn định các chức năng ở tuyến tiền liệt cho bệnh nhân. Đồng thời, việc điều trị không gây đau đớn, đảm bảo hiệu quả cho người bệnh.

Đối với trường hợp mắc các bệnh về tử cung

Hầu hết các trường hợp đi tiểu ra máu do mắc các bệnh về tử cung như viêm lộ tuyến cổ tử cung, bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định điều trị bằng kỹ thuật dao Leep. Kỹ thuật này được rất nhiều chuyên gia đánh giá cao về tính an toàn hiệu quả, lại có thể khắc phục được nhược điểm của các phương pháp điều trị truyền thống.

Nguyên lý hoạt động của kỹ thuật dao Leep là sử dụng nguồn sóng điện cao tần để phá hủy, loại bỏ đi những khu vực, vị trí bị viêm nhiễm. Đồng thời, kỹ thuật này còn giúp tái tạo, hồi phục lại các tế bào mới, giúp ngăn ngừa bệnh tái phát.

Đối với trường hợp do viêm nhiễm nam khoa

Thường thì với những trường hợp đi tiểu ra máu là do mắc phải các bệnh như viêm đường tiết niệu, viêm bàng quang, viêm niệu đạo…, bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định bệnh nhân điều trị bằng hệ thống sóng ngắn CRS.

Phương pháp điều trị này giúp thâm nhập sâu vào các tổ chức mầm bệnh để tiêu diệt, loại bỏ một cách nhanh chóng. Ngoài ra, phương pháp này khi điều trị sẽ không làm ảnh hưởng tới các khu vực lân cận trong cơ thể.

Đối với trường hợp do mắc bệnh lậu

Chủ yếu sử dụng kỹ thuật DHA để điều trị bệnh lậu với 2 liệu trình chính đó là tiêu diệt và cân bằng. Kỹ thuật này không chỉ giúp thẩm thấu nhanh chóng vào các khu vực tổn thương do vi khuẩn lậu gây ra mà còn giúp khắc phục, giảm thiểu được các triệu chứng khó chịu, ngứa rát của bệnh.

Một số ưu điểm của kỹ thuật DHA điều trị bệnh lậu có thể kể đến như độ an toàn, chính xác cao, có thể điều trị cho những trường hợp mắc bệnh lậu mãn tính, không đau đớn, hồi phục nhanh chóng.

Hy vọng với những thông tin trong bài viết này, các bác sĩ phòng khám Thái Hà đã giúp các bạn nắm rõ hơn về đi tiểu ra máu là bệnh gì, có nguy hiểm không. Nếu vẫn còn băn khoăn, thắc mắc gì, các bạn có thể liên hệ với chúng tôi bằng cách gọi vào số hotline 0365.116.117 hoặc nhấp vào khung chat trực tuyến để được tư vấn cụ thể hơn.

Bài viết liên quan

Thủ dâm nhiều có gây vô sinh không? (tự sướng, quay tay)

Thủ dâm nhiều có gây vô sinh không? (tự sướng, quay tay)

Thủ dâm (tự sướng, quay tay...) là hoạt động phổ biến của thanh niên khi bước vào buổi dậy thì, nếu bạn lạm dụng thủ dâm quá nhiều sẽ gây nên các tác hại không mong muốn như suy nhược cơ thể, rối loạn xuất tinh

Read more...

Đi đại tiện ra máu là bệnh gì, khám ở đâu

Đi đại tiện ra máu là bệnh gì, khám ở đâu

Đi đại tiện ra máu là bệnh gì, khám ở đâu? Đi ngoài ra máu thường là biểu hiện của các bệnh đường tiêu hoá. Nếu đi cầu ra máu tươi là do bệnh lý hậu môn - trực tràng như bệnh trĩ, polyp trực tràng

Read more...

Đi tiểu buốt, tiểu rắt sau quan hệ là bệnh gì, có nguy hiểm không

Đi tiểu buốt, tiểu rắt sau quan hệ là bệnh gì, có nguy hiểm không

‍Đi tiểu buốt, tiểu rắt sau khi quan hệ là hiện tượng tương đối phổ biến và khiến nhiều người lo lắng. Các bác sĩ phòng khám Thái Hà cho biết, tiểu buốt, tiểu rắt sau quan hệ có thể là

Read more...

Đi tiểu buốt, tiểu rắt: Nguyên nhân và cách chữa trị

Đi tiểu buốt, tiểu rắt: Nguyên nhân và cách chữa trị

Đi tiểu buốt, tiểu rắt có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như mắc viêm đường tiết niệu, một số bệnh xã hội, dị ứng... Tuỳ vào từng nguyên nhân mà có cách chữa trị khác nhau

Read more...
Bác sĩ tư vấnBác sĩ tư vấn qua Zalo