Đi tiểu buốt, tiểu rắt: Nguyên nhân và cách chữa trị

Đi tiểu buốt, tiểu rắt là biểu hiện của bệnh gì? Nhu cầu tiểu tiện hàng ngày là một hoạt động đào thải chất cặn bã, chất độc ra khỏi cơ thể, giúp cho cơ thể luôn duy trì trạng thái hoạt động ổn định. Nếu như khi đi vệ sinh có cảm giác tiểu buốt, tiểu rắt, thấy đau rát khó chịu, khả năng cao đó là biểu hiện sức khỏe đang gặp phải vấn đề bất thường.

Nguyên nhân và cách chữa trị chứng bệnh tiểu buốt, tiểu rắt này ra sao? Mọi người có thể tham khảo đầy đủ thông tin có trong bài viết dưới đây!

Đi tiểu buốt, tiểu rắt là bị bệnh gì

Tiểu buốt, tiểu rắt là khi mà bạn đi tiểu tiện bình thường nhưng lại có cảm giác nóng rát, khó chịu gây ra nhiều đau đớn. Cảm giác đau có thể xuất hiện ngay khi mà dòng nước tiểu bắt đầu chảy ra khỏi cơ thể của người bệnh.

Đi tiểu buốt, tiểu rắt là bệnh gì?
Đi tiểu buốt, tiểu rắt là bệnh gì?

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau làm xuất hiện triệu chứng đi tiểu buốt, tiểu rắt bất thường ở cơ thể con người. Vì chứng tiểu buốt, tiểu rắt có thể xảy ra ở cả nam và nữ, cho nên, mọi người cần chú ý đến những nguyên nhân gây ra đi tiểu buốt như sau:

Bị dị ứng hóa chất sử dụng hàng ngày

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, con người dần có xu hướng sử dụng nhiều sản phẩm có chứa nhiều loại hóa chất khác nhau để đảm bảo thuận tiện hơn trong đời sống hàng ngày. Một số sản phẩm có thể kể đến như xà phòng, sữa tắm, giấy vệ sinh thơm, chất bôi trơn khi quan hệ tình dục, dung dịch vệ sinh cơ quan sinh dục,…

Nếu như bạn sử dụng ở mức độ vừa phải và tìm kiếm được sản phẩm chất lượng cao, chắc chắn sẽ đem lại an toàn cho sức khỏe. Tuy nhiên, trường hợp lạm dụng các sản phẩm trên hoặc mua phải hàng hóa không rõ nguồn gốc có thể sẽ đối mặt với những biến chứng sức khỏe như kích ứng và sưng tấy cơ quan sinh dục, tiểu buốt kéo dài.

Đang dùng một số loại thuốc điều trị bệnh mãn tính

Một số loại thuốc có thành phần đa dạng dùng trong điều trị một số căn bệnh mãn tính như thuốc trầm cảm, thuốc an thần, thuốc hóa trị ung thư,… có thể gây ra tình trạng đi tiểu buốt, tiểu rắt ở người bệnh. Điều này có thể do bạn đang sử dụng sai loại thuốc hoặc quá liều lượng quy định, gây ra tác dụng phụ cho cơ thể của mình.

Bí tiểu

Cơ thể con người trong trạng thái bình thường sẽ đi tiểu một cách tự chủ dễ dàng vì quá trình co bóp bàng quang diễn ra ổn định và đều đặn. Bí tiểu là tình trạng khi bàng quang đang chứa đầy nước tiểu nhưng không đi tiểu được hoặc có cảm giác muốn đi tiểu nhưng bàng quang đang không chứa nước tiểu để đào thải ra ngoài.

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây bí tiểu như chấn thương cột sống, chấn thương vùng chậu hoặc xuất hiện các bệnh lý ở bàng quang. Biểu hiện khi người bệnh đang bị bí tiểu thường là tiểu ít, khó tiểu, đi tiểu buốt, có cảm giác bứt rứt, tinh thần mệt mỏi.

Viêm đường tiết niệu

Viêm đường tiết niệu xảy ra khi có vi khuẩn xâm nhập đường tiết niệu gây viêm niệu đạo, viêm bàng quang, viêm niệu quản, viêm thận, khiến cho người bệnh thường xuyên bị đi tiểu buốt, nước tiểu có mùi khai, tiểu lẫn mủ hoặc lẫn máu rỉ ra bên ngoài, đi tiểu nhiều lần. Ngoài ra, tình trạng viêm nhiễm nặng còn đi kèm với biểu hiện đau nhức cơ quan sinh dục kéo dài.

Chứng bệnh viêm đường tiết niệu có thể khiến rối loạn sinh lý trong cơ thể của người bệnh và làm lây lan viêm nhiễm sang nhiều bộ phận khác ở gần như viêm bàng quang, viêm thận, viêm nhiễm cơ quan sinh sản.

Viêm tuyến tiền liệt (nam giới)

Nam giới bước vào độ tuổi trung niên là thời điểm lão hóa bắt đầu xảy ra, một số bất thường ở sức khỏe sẽ bắt đầu xuất hiện, trong đó có viêm tuyến tiền liệt. Vì tuyến tiền liệt là bộ phận quan trọng với chức năng sinh lý bình thường của nam giới, được chia ra thành những cấp độ viêm như:

  • Viêm tuyến tiền liệt cấp tính do vi khuẩn
  • Viêm không do vi khuẩn
  • Viêm tuyến tiền liệt mãn tính do vi khuẩn.

Triệu chứng thường thấy khi bị viêm tuyến tiền liệt đó là tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu ngắt quãng, hay bị đau phần bụng dưới. Ngoài ra, nếu để tình trạng phì đại tuyến tiền liệt cũng có thể gây ra tình trạng tiểu rắt, tiểu buốt và nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.

Viêm âm đạo (nữ giới)

Viêm nhiễm âm đạo của nữ giới xảy ra khi mà có virus, vi khuẩn, nấm Candida xâm nhập vào cơ quan sinh dục của nữ gây nhiễm bệnh. Một số trường hợp do đưa vật thể lạ vào âm đạo mà khiến viêm nhiễm xảy ra như đặt vòng tránh thai, dùng tampon trong chu kỳ kinh nguyệt,…

Khi bị viêm âm đạo, nữ giới sẽ thường xuyên cảm thấy ngứa ngáy, ra nhiều khí hư có mùi hôi, đau đớn mỗi lần quan hệ tình dục, đi tiểu buốt, tiểu rắt khó chịu. Tình trạng kéo dài sẽ khiến cho nữ giới bị đảo lộn cuộc sống hàng ngày, thậm chí có thể ảnh hưởng đến chức năng sinh sản bình thường.

Mắc bệnh Chlamydia

Chlamydia là chứng bệnh xã hội lây qua con đường quan hệ tình dục nguy hiểm, do vi khuẩn Chlamydia ký sinh và khiến mầm bệnh phát triển trong cơ thể con người. Thông thường, biểu hiện của bệnh Chlamydia không quá cụ thể ra bên ngoài, chủ yếu là vi khuẩn sẽ tấn công cơ thể của người bệnh từ bên trong và gây tổn thương nhiều ở cơ quan sinh dục, sinh sản của người bệnh, như là:

  • Tiết dịch cơ quan sinh dục ở nam (dương vật) và ở nữ (âm đạo), dịch tiết ra có màu trắng và màu vàng có mùi hôi
  • Sưng đau kéo dài ở vùng kín
  • Mỗi lần đi tiểu thấy buốt và nóng rát, một số thời điểm sẽ tiểu rắt
  • Chảy máu vùng kín, đau nhiều ở khu vực bụng dưới hoặc trực tràng (nếu như có quan hệ bằng hậu môn).

Bệnh lậu gây ra chứng tiểu buốt

Lậu là chứng bệnh xảy ra khi song cầu khuẩn Neisseria gonorrhoeae xâm nhập vào cơ thể người bệnh thông qua con đường quan hệ tình dục không an toàn, lây nhiễm khi tiếp xúc trực tiếp với máu - dịch tiết của người có mầm bệnh lậu trong người hoặc khi từ mẹ sang con trong quá trình đang mang thai.

Khi bệnh ở giai đoạn khởi phát, nếu như nam giới có biểu rõ rệt để nhận biết thì nữ giới bị lậu sẽ khó nhận ra hơn do không có triệu chứng bất thường nào quá rõ ràng, điều này dễ khiến bệnh nhân chủ quan mà không có biện pháp can thiệp chữa trị kịp thời.

Một số triệu chứng ở bệnh lậu phổ biến là chảy mủ ở vùng kín, tiểu buốt, tiểu nóng rát, đau lưng nhiều, nam giới xuất tinh ra máu còn nữ giới ra máu vùng kín bất thường, cơ thể sụt cân, sốt cao, mắc bệnh nam khoa – phụ khoa,… Nếu thấy các biểu hiện bất thường trên thì người bệnh nên đi khám sức khỏe từ sớm để phát hiện ra mầm bệnh kịp thời, từ đó bác sĩ sẽ đưa ra các phương pháp điều trị phù hợp và có hiệu quả cao.

Cách chữa trị đi tiểu buốt hiệu quả

Khi đã biết được những nguyên nhân gây ra chứng đi tiểu buốt ở cơ thể con người bao gồm những gì, tốt nhất nên chữa trị bệnh từ sớm trước khi tiến triển đến giai đoạn nguy hiểm vì sẽ ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Dưới đây là một số cách chữa trị đi tiểu buốt hiệu quả mà mọi người có thể áp dụng phù hợp với tình trạng của từng người bệnh:

Tự chữa tiểu buốt, tiểu rắt tại nhà

Một số trường hợp mắc bệnh khi mà do đang gặp phải một số phản ứng bất thường ở cơ thể như dị ứng với sản phẩm có chứa chất gây kích ứng, bí tiểu, đang uống một số loại thuốc có tác dụng phụ gây tiểu buốt,… Tốt nhất nên thực hiện một số phương pháp cải thiện tình trạng tiểu rắt, tiểu buốt tại nhà như:

  • Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng vào bữa ăn hàng ngày, tăng cường ăn các thực phẩm có tính mát, giúp cơ thể thải độc như bí xanh, rau mồng tơi, sắn dây, giấm táo,… Hạn chế tuyệt đối ăn đồ chiên rán, nhiều gia vị và dầu mỡ khi đang bị tiểu buốt
  • Tập thể dục, thể thao hàng ngày để cơ thể tăng cường trao đổi chất hiệu quả, hạn chế tích tụ độc tố quá nhiều gây ra bí tiểu
  • Vệ sinh vùng kín nhẹ nhàng, sạch sẽ hàng ngày, với nữ giới không nên thụt rửa nhiều lần vì có thể gây mất cân bằng pH trong cơ thể
  • Uống đầy đủ nước lọc, cần khoảng 2 lít nước mỗi ngày để cơ thể duy trì khỏe mạnh.

Dùng thuốc chữa tiểu buốt, tiểu rắt

Thuốc Tây thường được áp dụng điều trị cho chứng bệnh viêm nhiễm phụ khoa, viêm bàng quang, viêm đường tiết niệu, viêm tuyến tiền liệt ở giai đoạn cấp tính, mới khởi phát. Các loại thuốc thường được sử dụng là thuốc kháng sinh, thuốc tiêu viêm, thuốc diệt virus hoặc thuốc nâng cao miễn dịch.

Tình trạng bệnh diễn biến phức tạp thì bác sĩ có thể thực hiện tiêm thuốc vào đường tĩnh mạch, tuy nhiên, hiệu quả điều trị bằng thuốc sẽ chỉ phù hợp với những người mà có bệnh mới khởi phát và khi bác sĩ cân nhắc thấy thuốc có hiệu quả trong quá trình điều trị. Không nên dùng thuốc tùy tiện vì có thể gây ra nhiều biến chứng cho sức khỏe.

Điều trị tiểu buốt, tiểu rắt bằng phương pháp ngoại khoa

Kỹ thuật ngoại khoa được áp dụng khi mà các phương pháp chữa trị bằng thuốc không còn hiệu quả, bác sĩ phụ trách sẽ hướng người bệnh điều trị theo các phương pháp can thiệp bằng các phương pháp chữa bệnh tân tiến, vừa giúp loại bỏ mầm bệnh nhanh chóng, lại vẫn bảo toàn các bộ phận bên trong cơ thể của người bệnh an toàn.

Thông thường, những bệnh có thể để lại biến chứng nặng hoặc nguy hiểm trực tiếp tới tính mạng như các bệnh lậu, bệnh Chlamydia, bác sĩ phụ trách điều trị sẽ tiến hành áp dụng các phương pháp điều trị kỹ thuật cao, mang đến tác dụng chữa bệnh nhanh chóng:

  • Hệ thống điều trị sóng ngắn CRS chữa đi tiểu buốt do viêm đường tiết niệu, viêm bàng quang: Phương pháp sử dụng sóng nhiệt nhằm tăng cường khả năng thẩm thấu thuốc vào các tổ chức của mầm bệnh có trong cơ thể của con người. Liệu pháp sẽ tiến hành điều trị tổng hợp nhiều chứng viêm hiệu quả, tiêu diệt triệt để, không mất nhiều thời gian điều trị và hạn chế tỷ lệ tái phát bệnh
  • Hệ thống điều trị điện trường chữa đi tiểu buốt do tăng sinh vi khuẩn, viêm tuyến tiền liệt: Hệ thống giúp cho quá trình giải độc, thông niệu đạo, loại bỏ hoàn toàn hoạt động của vi khuẩn gây bệnh trong các tổ chức rất nhỏ của tuyến tiền liệt. Quá trình điều trị xâm lấn tối thiểu không đau, giúp sát khuẩn và phục hồi trực tiếp vùng tổn thương. Đảm bảo an toàn và hạn chế biến chứng nguy hiểm xảy ra cho sức khỏe
  • Liệu pháp phục hồi gene DHA điều trị bệnh lậu hiệu quả: Phương pháp phục hồi gene DHA hoạt động bằng cách tìm ra được khuẩn lậu hoạt động trong cơ thể con người, sau đó sẽ phá hoại cấu trúc và chuỗi gen của khuẩn lậu, đảm bảo mầm bệnh được tiêu diệt triệt để, giúp cho người mắc bệnh lậu nhanh chóng khỏi bệnh và không tái phát trở lại
  • Kỹ thuật gen cảm nhiệt ứng dụng sóng nano tân tiến: Với căn bệnh Chlamydia thì phương pháp dùng sóng nano tân tiến để giúp sinh ra lượng nhiệt vừa đủ, giúp phản xạ xuyên thấu trong cơ thể để tiêu diệt toàn bộ mầm bệnh, thúc đẩy các độc tố ra bên ngoài, đảm bảo chữa trị thành công và hiệu quả đúng với mong đợi của người bệnh.

Phòng khám đa khoa Thái Hà áp dụng nhiều phương pháp tiên tiến trong điều trị chứng tiểu rắt, tiểu buốt, mang lại hiệu quả cao. Bệnh nhân có thể liên hệ với các bác sĩ thông qua số điện thoại đường dây nóng 0365.116.117 hoặc chọn tư vấn trực tuyến qua hệ thống chat của phòng khám.

Những thông tin liên quan đến chứng đi tiểu buốt, tiểu rắt bao gồm nguyên nhân và cách điều trị bệnh hiệu quả có trong bài viết trên mong rằng sẽ giúp cho tất cả mọi người biết được cần phải làm gì nếu như thấy hiện tượng bất thường mỗi khi đi tiểu tiện.

Bài viết liên quan

Thủ dâm nhiều có gây vô sinh không? (tự sướng, quay tay)

Thủ dâm nhiều có gây vô sinh không? (tự sướng, quay tay)

Thủ dâm (tự sướng, quay tay...) là hoạt động phổ biến của thanh niên khi bước vào buổi dậy thì, nếu bạn lạm dụng thủ dâm quá nhiều sẽ gây nên các tác hại không mong muốn như suy nhược cơ thể, rối loạn xuất tinh

Read more...

Đi đại tiện ra máu là bệnh gì, khám ở đâu

Đi đại tiện ra máu là bệnh gì, khám ở đâu

Đi đại tiện ra máu là bệnh gì, khám ở đâu? Đi ngoài ra máu thường là biểu hiện của các bệnh đường tiêu hoá. Nếu đi cầu ra máu tươi là do bệnh lý hậu môn - trực tràng như bệnh trĩ, polyp trực tràng

Read more...

Đi tiểu buốt, tiểu rắt sau quan hệ là bệnh gì, có nguy hiểm không

Đi tiểu buốt, tiểu rắt sau quan hệ là bệnh gì, có nguy hiểm không

‍Đi tiểu buốt, tiểu rắt sau khi quan hệ là hiện tượng tương đối phổ biến và khiến nhiều người lo lắng. Các bác sĩ phòng khám Thái Hà cho biết, tiểu buốt, tiểu rắt sau quan hệ có thể là

Read more...

Đi tiểu ra máu là bệnh gì, có nguy hiểm không?

Đi tiểu ra máu là bệnh gì, có nguy hiểm không?

Đi tiểu/đái ra máu có thể xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau như chấn thương, sử dụng thuốc và đặc biệt là một số bệnh nguy hiểm. Cùng theo dõi bài viết này để biết tiểu ra máu là bệnh gì

Read more...
Bác sĩ tư vấnBác sĩ tư vấn qua Zalo