Đi tiểu buốt, tiểu rắt sau quan hệ là bệnh gì, có nguy hiểm không

Đi tiểu buốt, tiểu rắt sau khi quan hệ là hiện tượng tương đối phổ biến và khiến nhiều người lo lắng. Vậy sau khi quan hệ mà đi tiểu bị buốt, nước tiểu không ra hết hoặc tự chảy ra mà bạn không thể kiểm soát được nó thì có phải là bệnh không? Hãy cùng các bác sĩ phòng khám đa khoa Thái Hà tìm hiểu về nguyên nhân việc bạn bị tiểu buốt, tiểu rắt sau khi quan hệ.

Tham khảo thêm:

Tổng quan về quan hệ tình dục và cơ chế đào thải nước tiểu

Quan hệ tình dục

Quan hệ tình dục là hành động đưa dương vật vào bên trong bộ phận sinh dục nữ. Ngoài ra việc làm tình bằng miệng ( oral sex dùng miệng để kích thích bộ phận sinh dục ), hay làm tình qua đường hậu môn ( Đưa dương vật vào hậu môn ), … cũng được xem là quan hệ tình dục. Khi đạt cực khoái tình dục, ở cả nam và nữ cơ vùng chậu đều bị co thắt giúp cho việc xuất tinh được diễn ra. Điều này tác động đến đường niệu đạo, nếu cơ thể bạn bình thường niệu đạo sẽ quay trở lại hoạt động đúng chức năng trong khoảng 5 – 15 phút. Tuy nhiên nếu sau khi xuất tinh ( cả xuất tinh nam và xuất tinh nữ ) nếu bạn gặp vấn đề trong việc đi tiểu như: Tiểu buốt, tiểu rắt thì đây có thể là vấn đề bệnh lý cần giải quyết mà phòng khám đa khoa sẽ đề cập đến ở phần sau.

Cơ chế đào thải nước tiểu của cơ thể

Nước tiểu chứa ở bàng quang được dẫn ra ngoài đường niệu đạo ở bộ phận sinh dục.

Ở bộ phận sinh dục nam ngoài việc dẫn nước tiểu, niệu đạo còn đóng vai trò dẫn tinh dịch ra ngoài.

Ở bộ phận sinh dục nữ niệu đạo nằm giữa 2 môi bé, ngay trên âm đạo.

Sự kiểm soát việc đóng mở niệu đạo được thực hiện bởi các cơ ở vùng chậu. Khi mắc phải một số bệnh lý cơ chế hoạt động của niệu đạo xảy ra lỗi khiến cho việc kiểm soát sự đào thải nước tiểu không như ý muốn dẫn đến tình trạng tiểu rắt bệnh lý.

đi tiểu buốt sau khi quan hệ

Tiểu buốt, tiểu rắt do các yếu tố sinh lý

Yếu tố sinh lý có thể gây ra hiện tượng tiểu buốt, tiểu rắt. Tuy nhiên khi đi tiểu bạn sẽ chỉ cảm thấy hơi buốt, cơn buốt chỉ giống như việc đi tiểu vào buổi sáng sau khi bạn mới ốm dậy.

Do tuổi tác: Tuổi tác cao khiến nhiều chức năng của cơ thể suy giảm, dễ dẫn đến việc tiểu rắt.

Do stress: Suy nghĩ nhiều, áp lực công việc,… dẫn đến sự mất tập trung khiến các cơ vùng chậu hoạt động sai lệch.

Do yếu sinh lý: Nguyên nhân này thường gặp ở nam giới. Vì niệu đạo của nam giới đồng thời thực hiện 2 chức năng ( dẫn nước tiểu và dẫn tinh dịch ). Nên khi nam giới bị yếu sinh lý thì sau khi quan hệ rất dễ bị buốt khi đi tiểu.

Do thói quen xấu: Thói quen xấu ở đây ám chỉ việc nam giới đi tiểu ngay sau khi vừa quan hệ tình dục. Điều này có thể dẫn đến viêm tuyến tiền liệt, nguyên nhân là do bộ phận sinh dục còn sung huyết, dòng nước tiểu sẽ khó thoát ra, áp lực có thể khiến nước tiểu trào ngược, các chất cặn bã, vi khuẩn, virus xâm nhập gây viêm nhiễm.

Tiểu buốt, tiểu rắt do bệnh lý

Bác sĩ Phòng khám đa khoa Thái Hà cho biết, một số bệnh lý gây ra hiện tượng tiểu buốt, tiểu rắt sau khi quan hệ như:

Viêm đường tiết niệu

Là tình trạng khi đường tiết niệu bị viêm nhiễm có thể bao gồm: Viêm bàng quang, viêm niệu đạo, nhiễm trùng thận. Thường xảy ra ở phụ nữ

Nguyên nhân

Do sự xâm nhập của vi khuẩn vào cơ thể qua niệu đạo. Sau đó số lượng vi khuẩn sẽ được nhân lên nhanh chóng tại bàng quang ( viêm bàng quang thường do Escherichia coli hay thường gọi là E.coli ). Ngoài ra loại viêm nhiễm này còn do các bệnh lây truyền qua đường tình dục gây ra.

Viêm đường tiết niệu nếu không được phát hiện kịp thời sẽ dẫn đến việc cả hệ thống đường tiết niệu đều bị nhiễm khuẩn. Trong đó nguy hiểm nhất là Nhiễm trùng Thận.

Triệu chứng

Tùy vào việc đường tiết niệu đang bị nhiễm trùng ở đâu mà sẽ có những triệu chứng tương ứng.

Ở thận: Phần lưng trên bị đau lệch về phía bên trái hoặc phải, khi sốt cao thường bị nôn mửa, trong lúc sốt thi thoảng sẽ xuất hiện những cơn lạnh rùng mình.

Ở bàng quang: Phần bụng dưới xuất hiện những cơn đau âm ỉ gây ra cảm giác khó chịu, đi tiểu buốt - rắt, một số trường hợp sẽ phát hiện thấy máu lẫn trong nước tiểu.

Niệu đạo: Đi tiểu buốt, rắt không chỉ sau khi có quan hệ tình dục, dịch tiết ra có mùi lạ - khó ngửi.

Viêm tuyến tiền liệt

Viêm tuyến tiền liệt là hiện tượng sưng to của tuyến tiền liệt ( thông thường là phần đáy của tuyến tiền liệt ).

Nguyên nhân: Do tuyến tuyền liệt bị nhiễm khuẩn ( thường được gây ra bởi một số loại vi khuẩn thông thường ). Vi khuẩn được tràn vào từ việc rò rỉ nước tiểu tại niệu đạo.

Triệu chứng:

  • Khó đi tiểu, tiểu rắt, buốt
  • Có máu lẫn trong nước tiểu
  • Đau bụng dưới hoặc háng hoặc tinh hoàn
  • Sốt âm ỉ và tăng dần
  • Sau khi quan hệ tình dục xuất tinh đau rát, đi tiểu cũng buốt hơn.

Bệnh lậu mủ

Bệnh lậu là một bệnh xã hội lây truyền chủ yếu qua quan hệ tình dục không an toàn. Vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae (còn được gọi là song cầu khuẩn lậu, lậu cầu khuẩn) là tác nhân gây bệnh lậu. Xu hướng phát triển của lậu cầu khuẩn là ở những nơi ẩm ướt của cơ thể, bao gồm: Niệu đạo, mắt, họng, âm đạo, hậu môn, ống dẫn trứng, cổ tử cung và tử cung.

Tương tự như hầu hết các bệnh xã hội khác, bệnh lậu lây truyền chủ yếu qua hoạt động tình dục không an toàn như: quan hệ tình dục bằng miệng, hậu môn hoặc âm đạo bạn sẽ có nguy cơ nhiễm lậu cầu khuẩn.

Bệnh lậu mủ có một số triệu chứng sau:

Triệu chứng ở nam giới:

Bệnh lậu ở nam giới thường xuất hiện các biểu hiện sau thời gian ủ bệnh khoảng 2-5 ngày. Triệu chứng bệnh lậu ở nam giới rất điển hình, dễ dàng nhận biết là đi tiểu rát buốt, tiểu rắt, tiểu ra mủ. Các triệu chứng bệnh lậu ở nam giới có thể kể đến như: Tần suất đi tiểu nhiều hơn hoặc khẩn cấp hơn, tiết dịch mủ có màu trắng, vàng hoặc xanh, sưng hoặc đỏ ở đầu dương vật, tinh hoàn bị sưng, đau, buốt từng cơn, đau họng dai dẳng, cơn đau cũng có thể lan đến trực tràng(trường hợp hiếm gặp)

Các triệu chứng ở phụ nữ

Bệnh lậu ở phụ nữ thường ít khi có triệu chứng điển hình, rất dễ nhầm lẫn với viêm nhiễm phụ khoa thông thường. Một số triệu chứng có thể xuất hiện như tiết dịch từ âm đạo, dịch có màu màu kem hoặc hơi xanh, đau hoặc cảm giác nóng khi đi tiểu, kinh nguyệt nặng hoặc ra nhiều hơn, đau họng, đau khi quan hệ tình dục, đau nhói ở bụng dưới, sốt nhẹ.

Bệnh lậu là một bệnh dễ lây lan có tỷ lệ biến chứng cao khi không điều trị kịp thời.

Để có thể xác định chính xác mình có bị lậu không thì bạn cần phải đến phòng khám để có kết quả tuyệt đối.

Khi bạn cảm thấy tiểu buốt, tiểu rắt sau khi quan hệ tình dục hay trong những lúc bình thường thì hãy liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 0365.116.117 hoặc đến trực tiếp phòng khám đa khoa Thái Hà tại địa chỉ số 11 Thái Hà, Trung Liệt, Đống Đa, Hà Nội. Để có được những tư vấn cũng như chẩn đoán chính xác nhất.

Bài viết liên quan

Thủ dâm nhiều có gây vô sinh không? (tự sướng, quay tay)

Thủ dâm nhiều có gây vô sinh không? (tự sướng, quay tay)

Thủ dâm (tự sướng, quay tay...) là hoạt động phổ biến của thanh niên khi bước vào buổi dậy thì, nếu bạn lạm dụng thủ dâm quá nhiều sẽ gây nên các tác hại không mong muốn như suy nhược cơ thể, rối loạn xuất tinh

Read more...

Đi đại tiện ra máu là bệnh gì, khám ở đâu

Đi đại tiện ra máu là bệnh gì, khám ở đâu

Đi đại tiện ra máu là bệnh gì, khám ở đâu? Đi ngoài ra máu thường là biểu hiện của các bệnh đường tiêu hoá. Nếu đi cầu ra máu tươi là do bệnh lý hậu môn - trực tràng như bệnh trĩ, polyp trực tràng

Read more...

Đi tiểu ra máu là bệnh gì, có nguy hiểm không?

Đi tiểu ra máu là bệnh gì, có nguy hiểm không?

Đi tiểu/đái ra máu có thể xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau như chấn thương, sử dụng thuốc và đặc biệt là một số bệnh nguy hiểm. Cùng theo dõi bài viết này để biết tiểu ra máu là bệnh gì

Read more...

Đi tiểu buốt, tiểu rắt: Nguyên nhân và cách chữa trị

Đi tiểu buốt, tiểu rắt: Nguyên nhân và cách chữa trị

Đi tiểu buốt, tiểu rắt có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như mắc viêm đường tiết niệu, một số bệnh xã hội, dị ứng... Tuỳ vào từng nguyên nhân mà có cách chữa trị khác nhau

Read more...
Bác sĩ tư vấnBác sĩ tư vấn qua Zalo